Thứ Ba, 30 tháng 1, 2018

THỜI SỰ


 26/01/2018 -  

Tản mạn, giải trí

 409
Trong lá đơn xin từ chức gửi Thành Uỷ và UBND Tp. HCM ngày 8/1/2018, bác Hải có cho biết lý do: “Là Đảng viên, tôi đã kiên định vượt qua mọi khó khăn, sự chống phá công khai và ngấm ngầm; sự đe dọa đến sinh mạng bản thân, gia đình từ các đối tượng bị mất nguồn lợi phi pháp, từ lấn chiếm tài sản công".
Đọc thì cháu hiểu bác đã bị áp lực ghê gớm lắm; phá bác cách công khai cũng có, mà ngấm ngầm cũng lắm. Nhưng họ là ai? Cứ theo cách lý giải của bác Hải thì họ là “các đối tượng bị mất nguồn lợi phi pháp”, là “các đối tượng lấn chiếm tài sản công”. Nhưng cháu băn khoăn không hiểu “các đối tượng bị mất nguồn lợi phi pháp”, “các đối tượng lấn chiếm tài sản công” mà bác nói đến cụ thể là ai? Phải chăng họ là các bác tài xế đậu xe lấn chiếm vỉa hè? Hay là những người nghèo buôn thúng bán bưng chạy cong đuôi mỗi khi gặp bác? Hay là những hộ dân bị bác tịch thu mấy cái cầu thang sắt lên xuống nhà họ?... Quả thực cái phạm trù bác đưa ra là quá rộng dễ gây hiểu nhầm. Không biết các trường hợp như bác Trịnh Xuân Thanh, Vũ Nhôm, bác Phạm Công Danh, bác Trầm Bê, Hà Văn Thắm, đồng chí “A”, đồng chí “T”, đồng chí “X”… có thuộc nhóm “nguồn lợi bất hợp pháp” hay “lấn chiếm tài sản công” không nữa?
Thú thực, cháu chỉ biết tới bác ngày bác nổi lên như một “anh hùng vỉa hè” vào đầu năm 2017. Nhưng việc bác muốn đưa quận 1 thành một “Singapore thu nhỏ” thì quá tốt và chẳng có gì sai. Tại sao bây giờ bác lại ra nông nỗi này? kẻ khóc thương bác cũng lắm, kẻ hả hê ăn mừng cũng nhiều.
Nghĩ đến chuyện của bác, cháu chợt nhớ đến một câu chuyện người ta kể như thế này:“ Có một Việt kiều người Nhật về Việt Nam ăn Tết. Ngày nọ ông ta xuống thăm nhà bà con ở một tỉnh miền Tây và được chứng kiến cảnh tát ao bắt cá, bắt cua của những người nông dân Nam Bộ... Cá và cua rất nhiều, cá thì đựng ở trong cái giỏ có hom chắc chắn đàng hoàng; còn cua thì được bỏ vào một cái chậu thau khơi khơi không nắp đậy, nhưng tuyệt đối không con nào bò ra ngoài. Thấy lạ quá, ông Việt kiều Nhật thắc mắc: "Sao cua không bò ra được, ở Nhật tui thấy để vậy là cua bò ra ngoài hết?". Người nông dân bà con cười cười trả lời "Bác yên tâm, cua của Nhật khác, cua của Việt Nam nó khác". Ông Việt kiều Nhật ngạc nhiên hỏi lại. "Tôi thấy nó cũng y chang như vậy mà, có khác gì đâu?" Lúc này người bà con mới tủm tỉm giải thích. "Bác nhìn cho kỹ vào cái chậu thau đi, khi một con leo lên, là mấy con ở phía sau xúm vào lôi xuống thì làm sao mà con nào bò ra được mà bác lo. Cua Việt Nam chúng cháu nó vậy đấy!"
Nếu chuyện bác muốn đưa Quận 1 thành “Singapore thu nhỏ” không có gì sai, mà lại bị chống phá như vậy, thì cháu nghĩ vấn đề cốt lõi nó nằm ở chỗ do bác muốn leo lên, muốn tự do thoát khỏi cái chậu chật hẹp kìm kẹp quyền sống, quyền làm người, do bác không muốn chung chậu, không muốn chung mâm với những con còn lại. Bác ạ! Ở trong một cái xã hội mà gian dối, bất công trở thành một kỹ năng sống và là chuyện bình thường, thì chẳng có ai thích một người tốt đâu bác; vì một người tốt sẽ làm tổn thương và ảnh hưởng đến “thanh danh” những người xấu. Bác làm vậy là lộ hết “bí mật quốc gia” đấy! Lỗi của bác là tại sao bác dám làm người tốt trong khi những người khác đang sống trong xứ sở “thiên đường”?
Thấy bác có tâm nguyện muốn khi trở lại làm công dân, sẽ dành nhiều thời gian để suy nghĩ về các giải pháp “căn cơ, nhân văn, không ảnh hưởng đến mưu sinh của người nghèo” trong công việc lập lại trật tự vỉa hè; thực sự lòng cháu rất vui, vui vì ít nhiều cháu cũng nhận ra được kế hoạch làm người tốt trong con người bác.
Thôi bác ạ! Khi chúng ta được sinh ra đời, người vui mừng không phải là bản thân chúng ta, mà là cha mẹ, người thân của chúng ta. Khi chúng ta chết đi, người khóc lóc cũng không phải là bản thân chúng ta, mà là con cái, người thân của chúng ta. Chúng ta không vui sướng khi ra đời, vì lúc đó ta chưa biết vui sướng. Chúng ta không khóc lóc vì chết đi, vì sau khi chết sẽ không còn cảm giác. Bất luận được sinh ra trong hoàn cảnh nào, chúng ta đều không có tư cách quyết định; chúng ta cũng không có lý do gì để rơi lệ cho cái chết, vì cho dù có chống trả thì ai cũng phải chết.
Chúng ta mở đầu cuộc hành trình bằng tiếng khóc của bản thân, rồi lại kết thúc mạng sống trong tiếng khóc của người thân. Chúng ta rời khỏi cơ thể mẹ mà ra đời, rồi lại rời khỏi thế giới này mà đi về lòng đất mẹ. Chúng ta được đẩy lên sân khấu cuộc đời này, rồi lại bị kéo xuống. Dường như chúng ta không hề có quyền can thiệp vào hai vấn đề lớn nhất của cuộc đời là sự sống và cái chết.
Tuy nhiên, bác ạ! Dù mỗi người sinh ra rất bình thường, nhưng chúng ta có thể chết vĩ đại. Ra đời trong cơn đau đẻ của một mình người mẹ, nhưng có thể từ bỏ thế gian này trong tiếng khóc đau thương của hàng triệu con người.
Gã Khờ
114.864864865135.135135135250






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét