Thứ Ba, 27 tháng 2, 2018

Thứ tư ngày 28.02.2018



Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Matthêu (Mt 20: 17-28)

17 Lúc sắp lên Giê-ru-sa-lem, Đức Giê-su đưa Nhóm Mười Hai đi riêng với mình, và dọc đường, Người nói với các ông:18 "Này chúng ta lên Giê-ru-sa-lem, và Con Người sẽ bị nộp cho các thượng tế và kinh sư. Họ sẽ kết án xử tử Người,19 sẽ nộp Người cho dân ngoại nhạo báng, đánh đòn và đóng đinh vào thập giá và, ngày thứ ba, Người sẽ trỗi dậy."20 Bấy giờ bà mẹ của các con ông Dê-bê-đê đến gặp Đức Giê-su, có các con bà đi theo; bà bái lạy và kêu xin Người một điều.21 Người hỏi bà: "Bà muốn gì? " Bà thưa: "Xin Thầy truyền cho hai con tôi đây, một người ngồi bên hữu, một người bên tả Thầy trong Nước Thầy."22 Đức Giê-su bảo: "Các người không biết các người xin gì! Các người có uống nổi chén Thầy sắp uống không? " Họ đáp: "Thưa uống nổi."23 Đức Giê-su bảo: "Chén của Thầy, các người sẽ uống; còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Cha Thầy đã chuẩn bị cho ai, thì kẻ ấy mới được."24 Nghe vậy, mười môn đệ kia tức tối với hai anh em đó.25 Nhưng Đức Giê-su gọi các ông lại và nói: "Anh em biết: thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân.26 Giữa anh em thì không được như vậy: Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em.27Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em.28 Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người."
 
SUY NIỆM

Alexandre Thompson năm nay 74 tuổi, hiện đang sống tại Thụy Sĩ. Mới đây ông đã viết thư cho toà đô chính Copenhague để báo tin ông sẵn sàng tặng thành phố 40 triệu Mỹ kim để làm bất cứ dự án nào, với điều kiện tên tuổi ông phải được đặt cho một con đường ở thủ đô nơi ông đã sinh trưởng. Nhưng đề nghị của ông đã bị từ chối và dĩ nhiên số tiền ông hứa tặng vẫn còn giữ chặt trong tay ông.

Cho đi để được cho lại, đó là tính toán thường tình của con người. Người ta làm ơn làm phúc để được đền đáp, người ta hy sinh phục vụ đã tên tuổi của mình được nhắc đến. Tiền tài, quyền bính, danh vọng là ẩn số luôn ẩn núp sau những công việc mà con người gọi là phục vụ. Tựu trung, điều con người tìm kiếm trong mọi phục vụ vẫn là cái tôi của mình. Chúa Giêsu đã mang lại cho hai chữ "phục vụ" ý nghĩa đích thực của nó: phục vụ như Chúa Giêsu đã sống là sống như một người tôi tớ. Phục vụ đích thực chính là sống trọn vẹn cho tha nhân, vì tha nhân, chứ không vì bất cứ một tính toán lợi lộc nào. Phục vụ như thế cũng đồng nghĩa với quên mình và quên mình cho đến chết. Xét cho cùng, theo mẫu gương của Chúa Giêsu, phục vụ cũng đồng nghĩa với chết đi. Đó là bài học mà Chúa Giêsu đã muốn lặp lại khi cho chúng ta lắng nghe trong Tin Mừng hôm nay.

Những dân chài Galilêa đã bỏ mọi sự theo Chúa Giêsu, nhưng các ông từ bỏ mọi sự với một tính toán, đó là trở thành công hầu khanh tướng trong vương quốc tương lai của Người. Các ông cũng không thoát khỏi cái lý luận thường tình của con người: "Tôi cho đi để được lấy lại", "tôi từ bỏ mọi sự để được giầu sang hơn", "tôi phục vụ để được phục vụ lại". Quyền bính, danh vọng vẫn luôn là cám dỗ đối với Giáo Hội qua mọi thời đại. Gồm những con người yếu hèn, tội lỗi, Giáo Hội Chúa Kitô luôn cần được thanh luyện trong ý tưởng, cũng như trong thể hiện của mình. Trong cuộc trở về chung của toàn Giáo Hội, mọi Kitô hữu đều được mời gọi để không ngừng hoán cải. Hoán cải là quay về với Chúa, là chỉ tìm kiếm và yêu mến một mình Ngài, là tham dự vào cuộc Tử nạn của Chúa Kitô bằng những hy sinh và từ bỏ chính mình mỗi ngày.

Ước gì cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá mà chúng ta suy niệm trong Mùa Chay này luôn nhắc nhở chúng ta về ơn gọi của người môn đệ, đó là phục vụ, quên mình, và ý thức mình chỉ là đầy tớ vô dụng, chỉ làm những gì phải làm mà thôi.


GKGĐ Giáo Phận Phú Cường



KHIÊM NHƯỢNG


Tin Mừng Mt 20: 17-28
 
Tin Mừng hôm nay, các môn đệ tranh cãi nhau xem ai là người lớn nhất. Chuyện này chẳng tốt đẹp gì. Nó chứng tỏ các  ông chưa học được bao nhiêu từ những giáo huấn của Đức Giêsu. Nó cho thấy các ông chẳng hiều gì về sứ mạng Đức Giêsu. Bởi đó,  Đức Giêsu gọi các ông lại và dạy cho họ biết ý nghĩa của việc làm lớn.

Trên đường lên Giêrusalem (vì sắp tới lễ Vượt Qua là lễ mà mọi người Do Thái đến tuổi thành niên về Giêrusalem để tham dự), Chúa Giêsu tách riêng những môn đệ thân tín đi với Ngài. Ngài nói với các ông như  lời tiên báo và cũng là lời tâm sự : “Con Người sẽ bị nộp cho các thượng tế và kinh sư. Họ sẽ kết án tử hình Người... bị nhạo báng, đánh đòn, đóng đinh.... và sẽ chỗi dậy” (c.18-19). Một tin động trời như vậy, thế mà chẳng có môn đệ nào phản ứng, ngay cả Phêrô, Gioan... là những người đứng đầu bảng tuyên xưng niềm tin và được Chúa Giêsu thương mến.

Và ta thấy hình như các ông chẳng quan tâm và cho rằng đó là chuyện của người nào đấy... và không dính dáng đến mình. Thánh sử còn nói rõ: đây là việc tiên báo về cuộc thương khó lần thứ ba của Chúa Giêsu.

Đức Giêsu dạy các tông đồ đừng cậy dựa vào quyền thế để trục lợi nhưng để phục vụ. Ngài khuyến cáo các tông đồ, người càng làm lớn càng phải cúi mình phục vụ. Một sự phục vụ không so đo tính toán. Một tinh thần phục vụ khiêm cung để có thể làm như Thầy cúi xuống rửa chân cho anh em.

Chúa Giêsu đang buồn rầu vì các môn đệ không hiểu bài học Ngài vừa truyền đạt, thì Ngài lại phải giải quyết một vấn đề khá quan trọng xảy ra với hai môn đệ thân tín của Ngài: Mẹ của Gioan và Giacôbê đến gặp Đức Giêsu. Một bà mẹ như đoán trước thời cuộc.

Thời lên ngôi của Chúa Giêsu nên bà vội vã đến quì lạy xin giành “chỗ nhất” cho hai đứa con yêu quí của bà được ngồi bên tả, bên hữu Chúa. (c.20-21) Rất tiếc bà đã đi lệch hướng. Đức Giêsu liền kéo bà và mọi người quay trở về đường lối của Thiên Chúa: “Các người có uống nổi chén Thầy sắp uống không ?” chẳng biết có hiểu “chén của Chúa” là cuộc tế hiến trên đồi Canvê của Ngài hay không, họ cũng đáp liều : Thưa uống nổi. Nhưng Chúa Giêsu khẳng định rõ với họ: Môn đệ theo Thầy là phải giống như Thầy là uống chén đắng, nhưng còn việc ngồi ở đâu là do quyền Chúa Cha định đoạt. Ý nói: chúng ta được cứu độ không phải là do công trạng mình lập ra, nhưng là do lòng thương xót của Chúa.

Có lẽ mười môn đệ kia tức tối với hai anh em Giacôbê và Gioan là vì : mình không chạy nhanh, không tính toán bằng. Đó có thể là sự ganh tị... và Chúa Giêsu, nhân cơ hội này đã giảng một bài về phục vụ cho những người muốn làm thủ lãnh, làm đầu, làm nhất, làm lớn trong thiên hạ. Chúa trưng dẫn lối lãnh đạo theo Người đời : Lấy quyền thống trị, dùng uy cai quản (c. 25). Ngài khẳng định : Giữa anh em không được như vậy : làm lớn để phục vụ (c. 26). Làm đầu phải là đầy tớ (c. 27). Một lối sống đối nghịch với những gì người đời mong đợi.

Người lãnh đạo trong Giáo Hội chính là  "tôi tớ của các tôi tớ". Vì thế, Giáo Hội chỉ có những kẻ thừa sai, người thừa tác, nữ tì, tôi tá, hay mục tử chăm lo cho đoàn chiên mà thôi.

Mẹ của Giacôbê và Gioan xin Đức Giêsu cho hai con của mình làm tể tướng trong nước Chúa, nhưng họ không hiểu rằng Đức Giêsu không bước lên ngai vàng để thống trị, mà chỉ leo lên cây Thập Giá để hiến dâng mạng sống và để yêu mến đến cùng.

Hôm nay, Chúa cũng mời gọi chúng ta hãy noi gương: phục vụ và hiến dâng mạng sống cho tha nhân. Trước hết, là yêu thương phục vụ những người trong gia đình, sau đó mới lan tỏa sang người chung quanh, nhất là những người nghèo hèn và yếu đuối.

Nếu chúng ta chưa nên giống được như cha Maximilianô Kônbê xin chết thay cho người bạn tù, như thánh Martinô Porres bán mình làm nô lệ, hoặc như cha Đamien tông đồ của người cùi, thì ít là chúng ta mỗi người cũng biết âm thầm phục vụ những người thân yêu, những người Chúa giao phó trong gia đình, trong cộng đoàn của mình.

Người thành công là người biết phục vụ cho đồng loại. Albert Shweitzer nói: "người hạnh phúc thật là người tìm cách sống thiện ích cho người khác". Luther King nói: "Ta học bay như chim, bơi như cá, nhưng lại chưa học sống  với nhau như anh em".

Người môn đệ hôm nay được lời của Chúa thức tỉnh để luôn bước đi trên con đường khiêm hạ phục vụ như Thầy. Con đường ấy mang tên Giêsu và khác biệt với đường đời.

Bước trên Đường Giêsu, người môn đệ có cho đi thì mới được nhận lãnh, có hạ mình mới được nâng lên, có đau khổ mới nếm được vinh quang, có chết đi mới sinh nhiều bông hạt. Đường Giêsu không chào đón những người chỉ biết ganh tỵ, buồn bực vì người khác hơn mình, hay tủi thân vì mình không được người ta đón tiếp, phục vụ. Đường Giêsu luôn có những tấm bảng hướng dẫn, đó chính là những lời nói và hành động mà chính Chúa đã dạy, đã làm như Người đã nói: “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20,28).

Chúa Giêsu đã mang lại cho hai chữ "phục vụ" ý nghĩa đích thực của nó: phục vụ như Chúa Giêsu đã sống là sống như một người tôi tớ. Người tôi tớ trong thời phong kiến chỉ có một hiện hữu duy nhất, đó là sống cho và sống vì người khác.

Như vậy, phục vụ đích thực chính là sống trọn vẹn cho tha nhân, vì tha nhân, chứ không vì bất cứ một tính toán lợi lộc nào. Phục vụ như thế cũng đồng nghĩa với quên mình và quên mình cho đến chết. Xét cho cùng, theo mẫu gương của Chúa Giêsu, phục vụ cũng đồng nghĩa với chết đi. Đó là bài học mà Chúa Giêsu đã muốn lặp lại trong Tin Mừng hôm nay.

Ai trong chúng ta cũng có một chút ham mê địa vị, chức quyền. Nếu Chúa xếp đặt cho chúng ta một chức vụ nào đó, xin Ngài cũng ban cho chúng ta một ơn này, là chức vụ càng cao, chúng ta càng biết khiêm tốn phục vụ anh chị em mình nhiều hơn.

Huệ Minh


    ---    Phục vụ đích thực

Alexandre Thompson năm nay 74 tuổi, hiện đang sống tại Thuỵ Sĩ. Mới đây ông đã viết thư cho toà đô chính Copenhagen để báo tin ông sẵn sàng tặng thành phố 40 triệu Mỹ kim để làm bất cứ dự án nào, với điều kiện tên tuổi ông phải được đặt cho một con đường ở thủ đô nơi ông đã sinh trưởng. Nhưng đề nghị của ông đã bị từ chối và dĩ nhiên số tiền ông hứa tặng vẫn còn giữ chặt trong tay ông.
Cho đi để được cho lại, đó là tính toán thường tình của con người. Người ta làm ơn làm phúc để được đền đáp, người ta hy sinh phục vụ đã tên tuổi của mình được nhắc đến. Tiền tài, quyền bính, danh vọng là ẩn số luôn ẩn núp sau những công việc mà con người gọi là phục vụ. Tựu trung, điều con người tìm kiếm trong mọi phục vụ vẫn là cái tôi của mình. Chúa Giêsu đã mang lại cho hai chữ “phục vụ” ý nghĩa đích thực của nó: phục vụ như Chúa Giêsu đã sống là sống như một người tôi tớ. Người tôi tớ trong thời phong kiến chỉ có một hiện hữu duy nhất, đó là sống cho và sống vì người khác. Như vậy, phục vụ đích thực chính là sống trọn vẹn cho tha nhân, vì tha nhân, chứ không vì bất cứ một tính toán lợi lộc nào. Phục vụ như thế cũng đồng nghĩa với quên mình và quên mình cho đến chết. Xét cho cùng, theo mẫu gương của Chúa Giêsu, phục vụ cũng đồng nghĩa với chết đi. Đó là bài học mà Chúa Giêsu đã muốn lặp lại khi cho chúng ta lắng nghe trong Tin mừng hôm nay.
Những dân chài Galilê đã bỏ mọi sự theo Chúa Giêsu, nhưng các ông từ bỏ mọi sự với một tính toán, đó là trở thành công hầu khanh tướng trong vương quốc tương lai của Ngài. Các ông cũng không thoát khỏi cái lý luận thường tình của con người: “Tôi cho đi để được lấy lại”, “tôi từ bỏ mọi sự để được giầu sang hơn”, “tôi phục vụ để được phục vụ lại”. Quyền bính, danh vọng vẫn luôn là cám dỗ đối với Giáo Hội qua mọi thới đại. Dưới lớp áo thâm chùng của từ bỏ vẫn còn ẩn núp nhưng tham sân si. Đội lốt tôn giáo, lời tố cáo ấy xem ra không phải là quá đáng, bất công đối với không biết bao nhiêu thành phần được gọi là người của Giáo hội.
Gồm những con người yếu hèn, tội lỗi, Giáo hội Chúa Kitô luôn cần được thanh luyện trong ý hướng, cũng như trong thể hiện của mình. Trong cuộc trở về chung của toàn Giáo Hội, mọi Kitô hữu đều được mời gọi để không ngừng hoán cải. Hoán cải là quay về với Chúa, là chỉ tìm kiếm và yêu mến một mình Ngài, là tham dự vào cuộc Tử nạn của Chúa Kitô bằng những hy sinh và từ bỏ chính mình mỗi ngày.
Ước gì cái chết của Chúa Giêsu trên Thập giá mà chúng ta suy niệm trong Mùa Chay này luôn nhắc nhở chúng ta về ơn gọi của người môn đệ, đó là phục vụ, quên mình, và ý thức mình chỉ là đầy tớ vô dụng, chỉ làm những gì phải làm mà thôi.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

    --- Tinh thần phục vụ
Sau khi Chúa Giêsu tiên báo lần thứ ba về cuộc thương khó của Người, giữa nhóm mười hai đã xảy ra nhiều cuộc tranh luận. Càng gần tới thành Giêrusalem, cuộc tranh luận càng sôi nổi hơn. Họ bàn tán xôn xao: Thầy sắp thực hiện kế hoạch mà Thầy đã ôm ấp bấy lâu. Kế hoạch này xem ra khó hiểu đối với họ, nhưng thôi, đó là công việc của Thầy, hãy để Thầy lo liệu, và họ bàn luận với nhau về tương lai của họ sau khi Thầy được đăng quang. Họ phân chia nhau ngôi thứ, ai lớn ai nhỏ như thế nào đây. Ai là người có công nhiều, ai là người có công ít hơn. Và cuộc tranh luận này không chỉ gói gọn giữa nhóm Mười Hai, mà còn mở rộng ra đến cả người nhà của họ nữa. Hai ông Giacôbê và Gioan, con ông Dêbêđê, đưa mẹ đến xin Chúa Giêsu cho họ được ngồi bên tả bên hữu Chúa. Thấy mẹ con bà Dêbêđê hành xử như vậy, mười môn đệ kia tức tối ra mặt. Nhân cơ hội này, Chúa Giêsu dạy cho các ông bài học về tinh thần phục vụ mà các môn sinh của Chúa phải có.
Khác với cách thức cai trị của vua quan trần thế là những người đã dùng uy quyền để ổn định dân nước, những người lãnh đạo trong Nước Trời phải dùng quyền hạn mà Thiên Chúa ủy thác cho để phục vụ lợi ích của tha nhân. Ðịa vị càng cao càng phải hạ mình để phục vụ người khác nhiều hơn: "Ai muốn làm đầu các con thì phải làm đầy tớ các con. Cũng như Con Người đến không phải để người ta phục vụ nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá cứu chuộc muôn người."
Lời dạy của Chúa Giêsu thức tỉnh chúng ta và mời gọi chúng ta xét mình. Chúng ta tự hào mình là người có công, là những người cộng tác vào công cuộc mở mang Nước Chúa ở trần gian. Ðôi lúc chúng ta cũng bỏ công sức, thời giờ, tiền của vào các việc tông đồ truyền giáo. Chúng ta có nhiệt tình, chúng ta lao tâm khổ tứ, chúng ta ăn ngủ không yên, nhưng thử hỏi, chúng ta dấn thân như vậy vì Chúa, vì phục vụ anh em hay vì một cái gì khác. Mỗi người chúng ta hạ cố tự vấn lương tâm mình trong mùa Chay này.
Lạy Chúa, con rất muốn hoạt động cho Danh Cha cả sáng, cho Nước Cha trị đến, cho Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Tuy nhiên, đôi lúc con cũng muốn mặc cả với Chúa, con làm cho Nước Chúa điều này thì xin Chúa hãy làm cho bản thân con điều nọ. Con phục vụ người khác và con cũng muốn mình được người ta phục vụ. Xin Chúa dạy con biết lột bỏ quan niệm trần tục này để mặc lấy tinh thần của người tôi tớ khiêm hạ mà tận tình phục vụ anh chị em vì lòng yêu mến Chúa.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

    ----- Chỉ có một tham vọng là phục vụ

“Ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải là người phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh em thì phải là đầy tớ anh em. Cũng như Con Người đến không phải để người ta phục vụ, nhưng để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người.” (Mt. 20, 26b-28)
1) Qua mẹ con ông Giê-bê-đê, Đức Giê-su nhắc nhở chúng ta về một điều đắt giá này: Nếu chúng ta muốn theo Chúa, thì đừng mơ ước vinh quang loài người, nhưng hãy chấp nhận chia sẻ cuộc tử nạn của Người để cứu độ thế giới. Không ai gần Đức Giê-su bằng Đức Mẹ, nhưng trước khi được muôn thế hệ ngợi khen Mẹ đầy diễm phúc, Mẹ đã là Mẹ của một người bị kết án tử hình.
2) Dù sao những người con của ông Giê-bê-đê cũng đáng thiện cảm. Lòng tham vọng phàm trần của các ông là dấu chỉ có lòng quảng đại, và chính vì đó mà đã được Đức Giê-su tuyển chọn. Chúa chỉ muốn mở rộng tấm lòng tham vọng của họ ra tới chân trời vô tận, nên Chúa hỏi: “Các anh có uống nổi chén Ta uống không?”. Họ đáp: “Thưa uống nổi”, nhưng Chúa chưa đòi các ông phải lăn xả ngay để chứng tỏ hết sức mình các ông đâu, các ông sẽ uống dần dần bằng việc phục vụ rất khiêm tốn trước đã, vì thế chưa nói phải uống chén đắng.
3) Không chỉ hầu hạ, mà còn “phải hiến mạng sống”. Lời của Thầy có thể vẫn là những chữ chết không có hiệu lực gì, nếu Thầy không cho họ một tấm gương sống động chứng tỏ rõ rệt và có sức thuyết phục đặc biệt, nếu những lời này không được thực hiện từng chữ, thì người ta sẽ nghĩ rằng những lời này chỉ là cách nói có ý phóng đại để gây ấn tượng và đánh động người nghe thôi. Giáo huấn của Đức Ki-tô không phải là thứ yêu sách không thể đạt được. Người ta có thể đọc được nó ngay trong đời sống của con người. Chính Đức Giê-su đã sống hoàn toàn đúng với luật đời sống này. Người bày tỏ đời sống mình làm mẫu cho Giáo hội. Người không đến để cai trị, nhưng đến để phục vụ. Toàn diện sứ mệnh của Người là phục vụ. Thiện chí lôi cuốn Người là ý chí phục vụ. Ơn kêu gọi của Người là phục vụ. Trong bữa tối sau hết, Người đã hoàn tất việc phục vụ dành riêng cho kẻ nô lệ bằng rửa chân cho mười hai môn đệ.
Môn đệ thấy trước mặt mẫu gương phục vụ này, sẽ không chỉ nói lý thuyết phục vụ, nhưng nuôi dưỡng nó như là luật sống của mình để sống phục vụ hết mình. Môn đệ phải đón nhận lấy mẫu gương mà chính Chúa đã ban cho mình, một mẫu gương nổi bật có sức làm phai mờ mọi phần tử khác. Chính bản thân mỗi môn đệ phải thực hiện giá trị cao cả đó: Ơn kêu gọi của tôi là thí mạng sống mình cho mọi người, cho thế giới, vì yêu thương.

    ----  ƠN CỨU CHỘC CỦA CHÚNG TA NƠI THÁNH GIÁ CHÚA (Mt 20,17-28)

Có nhiều người ngày nay, theo tâm lý tự nhiên, họ đều muốn có danh tiếng cá nhân, phần thưởng cá nhân, địa vị cá nhân và sự thành công cá nhân, nhưng ít ai nghĩ đến sự hi sinh cá nhân!
Thật thế, đây là cám dỗ nguy hiểm cho con người thời nay, bởi vì ai cũng chỉ nghĩ đến mình, họ luôn xây dựng cái tôi của mình thật lớn để rồi như một thành trì bảo vệ uy lực cho cá nhân mà không hề nghĩ đến người khác và bổn phận trách nhiệm của mình với cộng đồng.
Đây cũng chính là mối nguy hại cho các Tông đồ thời Đức Giêsu! Các ông theo Ngài, được Ngài mặc khải nhiều điều, và, nhất là hôm nay, Ngài loan báo cuộc khổ nạn, đồng thời mời gọi họ đi theo trên con đường khổ giá để cùng Ngài cứu chuộc nhân loại, thay vì ưng thuận,  họ đã tỏ vẻ khó chịu, bởi vì các ông đã phỏng chiếu một Đức Giêsu uy quyền, lẫm liệt khi thể hiện quyền năng của mình để đánh đông dẹp bắc theo kiểu binh đao, nhưng đằng này, Đức Giêsu đã lật đổ những mơ ước hão huyền của các môn đệ, làm cho giấc mộng công hầu khanh tướng mà các ông đang theo đuổi tan thành mây khói khi loan báo cái chết sẽ đến với Ngài.
Cám dỗ về uy quyền, danh vọng, sung túc... mà các môn đệ thời Đức Giêsu mắc phải cũng chính là cám dỗ triền miên của mỗi chúng ta ngày nay!
Mùa Chay là mùa mời gọi chúng ta nhìn thẳng vào Thánh Giá Chúa để thấy được tình thương của Đức Giêsu, thấy được sứ vụ của cuộc đời chúng ta, khám phá ra ý nghĩa của ơn cứu độ ngang qua đau khổ, nhất là khám phá ra sự vĩ đại, sức mạnh phi thường và ơn giải thoát ở sự phục vụ trong yêu thương.
Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa ban cho chúng con biết sống cho người khác như Chúa, luôn mong được phục vụ hơn là tìm sự phục vụ nơi người khác cho mình. Amen.
Ngọc Biển SSP



Thứ ba ngày 27.02.2018

NGÀY 27-02-2018


Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Matthêu (Mt 23: 1-12)

1 Bấy giờ, Đức Giê-su nói với dân chúng và các môn đệ Người rằng:2 "Các kinh sư và các người Pha-ri-sêu ngồi trên toà ông Mô-sê mà giảng dạy.3 Vậy, tất cả những gì họ nói, anh em hãy làm, hãy giữ, còn những việc họ làm, thì đừng có làm theo, vì họ nói mà không làm.4 Họ bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta, nhưng chính họ thì lại không buồn động ngón tay vào.5 Họ làm mọi việc cốt để cho thiên hạ thấy. Quả vậy, họ đeo những hộp kinh thật lớn, mang những tua áo thật dài.6 Họ ưa ngồi cỗ nhất trong đám tiệc, chiếm hàng ghế đầu trong hội đường,7 ưa được người ta chào hỏi ở những nơi công cộng và được thiên hạ gọi là "ráp-bi". 8 "Phần anh em, thì đừng để ai gọi mình là "ráp-bi", vì anh em chỉ có một Thầy; còn tất cả anh em đều là anh em với nhau.9 Anh em cũng đừng gọi ai dưới đất này là cha của anh em, vì anh em chỉ có một Cha là Cha trên trời.10Anh em cũng đừng để ai gọi mình là người lãnh đạo, vì anh em chỉ có một vị lãnh đạo, là Đức Ki-tô.11 Trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải làm người phục vụ anh em.12 Ai tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống, sẽ được tôn lên.

SUY NIỆM


Người kia kể lại giấc mơ khủng khiếp như sau: Tôi thấy mình đứng trước một biệt thự nguy nga. Bước vào trong tôi thấy hai hành lang với hai hàng chữ “Bên phải dành cho người Công giáo; bên trái dành cho kẻ ngoại”. Tôi đi theo hàng lang bên phải. 

Đi được một lúc tôi tới ngã rẽ khác, lần này tôi đọc thấy bảng chỉ dẫn như sau: “Bên phải dành cho người có đức tin vững mạnh, bên trái dành cho kẻ có đức tin yếu kém”. Tôi lại đi theo bên phải. 

Đến một ngã rẽ khác, tôi loại thấy bảng chỉ dẫn “Bên phải dành cho những người có lòng bác ái, bên trái dành cho những kẻ ích kỷ”. Tôi lại chạy qua bên phải. 

Cuối cùng tôi gặp bảng chỉ dẫn “Bên phải dành cho những ai có đời sống thánh thiện, bên trái dành cho những kẻ tội lỗi”. Một lần nữa, tôi chọn bên phải. 

Tôi đang hân hoan rảo bước thì bỗng một cảnh tượng hãi hùng khủng khiếp hiện ra ở cuối hành lang ấy: cảnh hoả ngục với muôn vàn hình khổ không lời nào tả xiết. Tôi hoảng hốt kêu rú lên và giật mình thức dậy. Sau một phút, tôi tự hỏi: “Phải chăng cuộc sống đạo của tôi toàn là giả hình như giấc mơ hãi hùng ấy?”  

Giả hình là cơn cám dỗ triền miên trong đời sống của Giáo Hội và ai ai cũng có thể rơi vào cơn cám dỗ này. Và khi đã trở thành giả hình rồi, thì tất cả những lời nói cũng như việc làm của chúng ta sẽ không có tác dụng tốt nữa, mà trái lại sẽ trở nên những phản chứng.

Mùa Chay là mùa của hoán cải. Mà hoán cải bao giờ cũng khởi đầu bằng ý thức về tình trạng tội lỗi, thiếu sót của mình. Khiêm nhường nhìn nhận và can đảm thay đổi đời sống nhờ ơn Chúa giúp, với sự nỗ lực của con người, là điều quan trọng và khẩn thiết của đời sống mỗi người chúng ta. 

Chúng ta hãy cầu xin cho mọi Kitô hữu hôm nay luôn sống chân thành với Chúa, với chính mình và với tha nhân. Nhất là có đời sống cầu nguyện, có những việc làm cụ thể biểu lộ đức công bình và bác ái. Chỉ có như thế chúng ta mới hy vọng thoát được cơn cám dỗ giả hình, một cơn cám dỗ luôn bám sát chúng ta.


GKGĐ Giáo Phận Phú Cường


SỐNG THẬT, ĐỪNG GIẢ HÌNH


Tin Mừng Mt 23: 1-12


Trong khi lên án các Kinh sư và Biệt phái về thái độ bất nhất trong lời nói và việc làm, Chúa Giêsu dạy các môn đệ và dân chúng phải nhất quán trong lời nói và hành động của mình. Lời nói có khả năng thuyết phục người khác, nhưng chính hành động mới làm cho lời nói trở nên giá trị và đáng tin.

Chúa Giêsu đã chứng minh điều này trong cuộc đời rao giảng của Người. Dân chúng không chỉ ngưỡng mộ, bị thu hút vì Chúa Giêsu giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền, mà còn dám tin tưởng và dấn thân theo Chúa bởi những hành động của Người như chữa lành bệnh tật, trừ quỷ, tha tội, cho kẻ chết sống lại…

Trang Tin Mừng hôm nay không phải là một bản án trút xuống một vài thành phần nào đó trong Giáo Hội, mà phải là một lời mời gọi sám hối cho mọi người. Quả thật, Chúa Giêsu không chỉ kết án thái độ giả hình của những biệt phái, mà còn kêu gọi mọi người hãy đề phòng thái độ giả hình ấy. Giả hình là căn bệnh chung của tất cả những ai mang danh Kitô.

Thật vậy, nếu giả hình là tách biệt giữa niềm tin và cuộc sống, thì có ai trong chúng ta dám tự phụ mình không rơi vào một thái độ như thế? Giả hình vẫn là cơn cám dỗ cơ bản và triền miên trong cuộc sống người Kitô hữu. Khi căn tính Kitô chỉ là một danh xưng mà không được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày, khi sinh hoạt tôn giáo chỉ đóng khung trong bốn bức tường nhà thờ, khi lòng đạo đức được thúc đẩy bởi khoe khoang, tự phụ, khi cuộc sống đạo không là lối sống về niềm tin, mà là trở ngại cho nhiều người đến với Chúa và Giáo Hội, phải chăng đó không là một cuộc sống giả hình?

Chúa Giêsu chỉ trích thái độ nói một đàng làm một nẻo của các kinh sư và những người Pharisiêu. Họ là những người có vai vế trong đạo. Họ nghiên cứu lề luật, giảng dạy lề luật, bảo vệ lề luật. Nhìn từ bên ngoài thì họ là những nhân vật đáng kính, học cao, biết nhiều, dáng vẻ nghiêm trang, đạo mạo, y phục chỉnh tề, đi đâu họ cũng ngồi chỗ quan trọng, đến đâu họ cũng chiếm vị trí ưu tiên. Ấy thế mà buồn thay, họ chỉ được cái vỏ xanh tốt bên ngoài, còn bên trong thì lại cằn cỗi khô héo. Chúa Giêsu không phủ nhận vai vế của các kinh sư và những người Pharisiêu trong dân. Chúa khuyên dân chúng hãy tuân giữ những gì họ giảng dạy. Nhưng bởi họ dạy mà không làm những gì mình dạy nên Chúa Giêsu cảnh giác dân chúng đừng làm theo những gì họ làm.

Sau khi nêu rõ những thói tật của các kinh sư và những người Pharisiêu, Chúa Giêsu chuyển sang phần giáo huấn cụ thể cho dân chúng và các môn đệ. Ở phần này khi nói: “Các con đừng gọi ai là cha, cũng đừng để ai gọi mình là thầy hay là nhà lãnh đạo”, Chúa Giêsu đã dùng lối nói cường điệu để nhấn mạnh vai trò tuyệt đốì của Cha và của chính Ngài. Khi giảng dạy như thế, Ngài không có ý phủ nhận vai trò của cha mẹ hay của thầy dạy hoặc của người lãnh đạo trên trần gian, mà Ngài chỉ muốn người ta đừng tuyệt đối hóa những vai trò đó, đến độ đặt ngang hàng hoặc cao hơn Thiên Chúa.

Chỉ có Chúa Cha mới là Ðấng sinh thành tối cao và chỉ có Chúa Kitô mới là Ðấng giáo hóa tối thượng, còn tất cả mọi người đều là anh chị em bình đẳng với nhau. Ở đây, chúng ta gặp được một quan niệm rất quen thuộc của tư tưởng Á đông: tứ hải giai huynh đệ, người trong bốn bể đều là anh em, mà đã là anh em thì không còn lên mặt lên mày, không còn tranh chấp ghế cao ghế thấp làm gì nữa. Ðã là anh em thì yêu thương phục vụ là chuyện đương nhiên phải làm: “Trong các con, ai là người làm lớn hơn cả phải là người phục vụ anh em. Ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống thì sẽ được tôn lên.”

Không ai có thể phủ nhận giá trị của lời nói. Có những lời nói hết sức cần thiết mà nếu không nói, chúng ta có thể mắc lỗi. Đó là những lời chúc mừng, những lời chia sẻ, an ủi, động viên, khích lệ, và cả những lời sửa dạy nữa. Tuy nhiên, nếu chỉ nói mà không làm hoặc làm ngược lại những điều mình nói thì không những chúng ta trở thành những kẻ nói dối, mà còn đánh mất niềm tin nơi người khác. Chính hành động sẽ minh chứng cho lời nói, bởi vì: “lời nói lung lay, gương bày lôi kéo”. Như vậy, lời nói phải đi đôi với việc làm thì mới sinh nhiều hoa trái thánh thiện.

Cuộc sống hôm nay, người người phải đương đầu với một thách đố và hoang mang rất lớn là “đồ giả”. Nhiều sự vật, với một cái võ bọc thật đẹp đẽ bắt mắt che đậy cái không thật chất bên trong của rất nhiều sự vật: bằng giả, thuốc giả, thức ăn giả, người giả...

Đời sống nội tâm cũng thế, tâm hồn trống rỗng, không có chiều sâu, kinh nghiệm sống thiêng liêng hời hợt, người ta thường tìm cách khỏa lấp những yếu kém nội tâm của mình bằng những lối sống giả hình, bằng những lời nói khoác lác phô trương. Thường vì thiếu tự tin và không đủ khẳng định thực chất bên trong, người ta thường có khuynh hướng tạo một lớp võ đạo mạo bên ngoài:“ làm cốt để cho người ta thấy, nới rộng thẻ kinh, may dài tua áo, thích ngồi chỗ nhất ưa bái chào...”

Sống giả hình là tự đánh mất dần nhân cách là mình, và sống vong thân vì không tự tin thể hiện là chính mình, mà chỉ sống gượng và che đậy chính mình và như thế  đánh mất niềm tin, sự quý trọng của mọi người dành cho mình. Sống giả hình không chỉ làm ảnh hưởng đến cá nhân, mà còn làm lẫn lộn những giá trị đạo đức, khiến cho thật giả bất phân, làm suy đồi văn hóa xã hội và gây nhiều hậu quả khôn lường khác.

Mùa Chay là mùa của hoán cải, là mùa của trở về. Trở về đối với người Kitô hữu chính là trở về với chân lý về con người. Con người đã được tạo dựng để sống cho Thiên Chúa. Chỉ khi nào con người sống trọn cho Thiên Chúa, con người thực sự tìm được chính mình. Chỉ khi nào con người bị tiêu hao vì Thiên Chúa, con người mới đạt được tầm vóc viên mãn của mình. Đó là định luật Chúa Giêsu đã đề ra cho các môn đệ Ngài khi nói: “Ai mất sự sống mình thì sẽ tìm lại được”

Lời Chúa hôm nay nhắc nhở mỗi người đặc biệt là hàng tư tế. Hàng tư tế là ai? là những lý thuyết gia về Thiên Chúa hay là những người sống kinh nghiệm của Thiên Chúa nếu không chỉ là “thùng rỗng kêu to”! là những người được trao quyền bính, liệu rằng quyền bính được trao ban là để phục vụ hay để người khác phục vụ mình?

Huệ Minh




Is 1:10,16-20; Tv 50:8-9,16-17,21,23; Mt 23:1-12
SỐNG THẬT, ĐỪNG GIẢ HÌNH
           Trong khi lên án các Kinh sư và Biệt phái về thái độ bất nhất trong lời nói và việc làm, Chúa Giêsu dạy các môn đệ và dân chúng phải nhất quán trong lời nói và hành động của mình. Lời nói có khả năng thuyết phục người khác, nhưng chính hành động mới làm cho lời nói trở nên giá trị và đáng tin.
Chúa Giêsu đã chứng minh điều này trong cuộc đời rao giảng của Người. Dân chúng không chỉ ngưỡng mộ, bị thu hút vì Chúa Giêsu giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền, mà còn dám tin tưởng và dấn thân theo Chúa bởi những hành động của Người như chữa lành bệnh tật, trừ quỷ, tha tội, cho kẻ chết sống lại…
Trang Tin Mừng hôm nay không phải là một bản án trút xuống một vài thành phần nào đó trong Giáo Hội, mà phải là một lời mời gọi sám hối cho mọi người. Quả thật, Chúa Giêsu không chỉ kết án thái độ giả hình của những biệt phái, mà còn kêu gọi mọi người hãy đề phòng thái độ giả hình ấy. Giả hình là căn bệnh chung của tất cả những ai mang danh Kitô.
Thật vậy, nếu giả hình là tách biệt giữa niềm tin và cuộc sống, thì có ai trong chúng ta dám tự phụ mình không rơi vào một thái độ như thế? Giả hình vẫn là cơn cám dỗ cơ bản và triền miên trong cuộc sống người Kitô hữu. Khi căn tính Kitô chỉ là một danh xưng mà không được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày, khi sinh hoạt tôn giáo chỉ đóng khung trong bốn bức tường nhà thờ, khi lòng đạo đức được thúc đẩy bởi khoe khoang, tự phụ, khi cuộc sống đạo không là lối sống về niềm tin, mà là trở ngại cho nhiều người đến với Chúa và Giáo Hội, phải chăng đó không là một cuộc sống giả hình?
Chúa Giêsu chỉ trích thái độ nói một đàng làm một nẻo của các kinh sư và những người Pharisiêu. Họ là những người có vai vế trong đạo. Họ nghiên cứu lề luật, giảng dạy lề luật, bảo vệ lề luật. Nhìn từ bên ngoài thì họ là những nhân vật đáng kính, học cao, biết nhiều, dáng vẻ nghiêm trang, đạo mạo, y phục chỉnh tề, đi đâu họ cũng ngồi chỗ quan trọng, đến đâu họ cũng chiếm vị trí ưu tiên. Ấy thế mà buồn thay, họ chỉ được cái vỏ xanh tốt bên ngoài, còn bên trong thì lại cằn cỗi khô héo. Chúa Giêsu không phủ nhận vai vế của các kinh sư và những người Pharisiêu trong dân. Chúa khuyên dân chúng hãy tuân giữ những gì họ giảng dạy. Nhưng bởi họ dạy mà không làm những gì mình dạy nên Chúa Giêsu cảnh giác dân chúng đừng làm theo những gì họ làm.
Sau khi nêu rõ những thói tật của các kinh sư và những người Pharisiêu, Chúa Giêsu chuyển sang phần giáo huấn cụ thể cho dân chúng và các môn đệ. Ở phần này khi nói: “Các con đừng gọi ai là cha, cũng đừng để ai gọi mình là thầy hay là nhà lãnh đạo”, Chúa Giêsu đã dùng lối nói cường điệu để nhấn mạnh vai trò tuyệt đốì của Cha và của chính Ngài. Khi giảng dạy như thế, Ngài không có ý phủ nhận vai trò của cha mẹ hay của thầy dạy hoặc của người lãnh đạo trên trần gian, mà Ngài chỉ muốn người ta đừng tuyệt đối hóa những vai trò đó, đến độ đặt ngang hàng hoặc cao hơn Thiên Chúa.
Chỉ có Chúa Cha mới là Ðấng sinh thành tối cao và chỉ có Chúa Kitô mới là Ðấng giáo hóa tối thượng, còn tất cả mọi người đều là anh chị em bình đẳng với nhau. Ở đây, chúng ta gặp được một quan niệm rất quen thuộc của tư tưởng Á đông: tứ hải giai huynh đệ, người trong bốn bể đều là anh em, mà đã là anh em thì không còn lên mặt lên mày, không còn tranh chấp ghế cao ghế thấp làm gì nữa. Ðã là anh em thì yêu thương phục vụ là chuyện đương nhiên phải làm: “Trong các con, ai là người làm lớn hơn cả phải là người phục vụ anh em. Ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống thì sẽ được tôn lên.”
           Không ai có thể phủ nhận giá trị của lời nói. Có những lời nói hết sức cần thiết mà nếu không nói, chúng ta có thể mắc lỗi. Đó là những lời chúc mừng, những lời chia sẻ, an ủi, động viên, khích lệ, và cả những lời sửa dạy nữa. Tuy nhiên, nếu chỉ nói mà không làm hoặc làm ngược lại những điều mình nói thì không những chúng ta trở thành những kẻ nói dối, mà còn đánh mất niềm tin nơi người khác. Chính hành động sẽ minh chứng cho lời nói, bởi vì: “lời nói lung lay, gương bày lôi kéo”. Như vậy, lời nói phải đi đôi với việc làm thì mới sinh nhiều hoa trái thánh thiện.
Cuộc sống hôm nay, người người phải đương đầu với một thách đố và hoang mang rất lớn là “đồ giả”. Nhiều sự vật, với một cái võ bọc thật đẹp đẽ bắt mắt che đậy cái không thật chất bên trong của rất nhiều sự vật: bằng giả, thuốc giả, thức ăn giả, người giả...
Đời sống nội tâm cũng thế, tâm hồn trống rỗng, không có chiều sâu, kinh nghiệm sống thiêng liêng hời hợt, người ta thường tìm cách khỏa lấp những yếu kém nội tâm của mình bằng những lối sống giả hình, bằng những lời nói khoác lác phô trương. Thường vì thiếu tự tin và không đủ khẳng định thực chất bên trong, người ta thường có khuynh hướng tạo một lớp võ đạo mạo bên ngoài:“ làm cốt để cho người ta thấy, nới rộng thẻ kinh, may dài tua áo, thích ngồi chỗ nhất ưa bái chào...”
Sống giả hình là tự đánh mất dần nhân cách là mình, và sống vong thân vì không tự tin thể hiện là chính mình, mà chỉ sống gượng và che đậy chính mình và như thế  đánh mất niềm tin, sự quý trọng của mọi người dành cho mình. Sống giả hình không chỉ làm ảnh hưởng đến cá nhân, mà còn làm lẫn lộn những giá trị đạo đức, khiến cho thật giả bất phân, làm suy đồi văn hóa xã hội và gây nhiều hậu quả khôn lường khác.
Mùa Chay là mùa của hoán cải, là mùa của trở về. Trở về đối với người Kitô hữu chính là trở về với chân lý về con người. Con người đã được tạo dựng để sống cho Thiên Chúa. Chỉ khi nào con người sống trọn cho Thiên Chúa, con người thực sự tìm được chính mình. Chỉ khi nào con người bị tiêu hao vì Thiên Chúa, con người mới đạt được tầm vóc viên mãn của mình. Đó là định luật Chúa Giêsu đã đề ra cho các môn đệ Ngài khi nói: “Ai mất sự sống mình thì sẽ tìm lại được”
           Lời Chúa hôm nay nhắc nhở mỗi người đặc biệt là hàng tư tế. Hàng tư tế là ai? là những lý thuyết gia về Thiên Chúa hay là những người sống kinh nghiệm của Thiên Chúa nếu không chỉ là “thùng rỗng kêu to”! là những người được trao quyền bính, liệu rằng quyền bính được trao ban là để phục vụ hay để người khác phục vụ mình?





SUY NIỆM 1: Biệt Phái giả hình
Có người kể câu chuyện khôi hài như sau:
Một luật sư mới ra trường thuê một căn nhà sang trọng để làm văn phòng. Nhằm gây ấn tượng nơi các thân chủ tương lai, ông cho gắn một ống điện thoại loại đắt tiền trên bàn làm việc. Ngày khai trương, ông ăn mặc chải chuốt và ngồi chờ đợi trong một tư thế rất tự tin. Có tiếng chuông reo, ông ra mời thân chủ đầu tiên vào văn phòng và để người đó chờ hơn một khắc đồng hồ, trong khi đó ông làm như đang nghe điện thoại. Người thân chủ cười thầm khi nghe cuộc nói chuyện tưởng tượng của ông với một Giám đốc của một cơ quan rất quan trọng trong thành phố. Chấm dứt cuộc nói chuyện tưởng tượng, ông luật sư quay sang hỏi thân chủ: “Thưa ông, tôi có thể làm gì để giúp ông?”. Người thân chủ đầu tiên trả lời: “Thưa ông, tôi là nhân viên của sở viễn thông thành phố, tôi được gửi đến để nối đường dây điện thoại cho ông”.
Những giao tế xã hội dễ khiến cho con người đeo mặt nạ hay đánh bóng khuôn mặt mình bằng những nét giả tạo. Ngay cả trong đời sống tôn giáo, con người cũng dễ bị cám dỗ tô vẽ và đánh bóng gương mặt mình thêm đạo đức. Đó là một trong những thái độ mà Chúa Giêsu đã đả phá một cách gay gắt.
Mùa Chay, người Kitô hữu được mời gọi gia tăng các việc đạo đức: ăn chay, cầu nguyện, hãm mình, bố thí. Ý nghĩa của sám hối dễ bị biến mất khi các việc làm đó biến thành một thứ thi đua, phô trương. Chính vì muốn các tín hữu đề cao cảnh giác trước thái độ phô trương giả hình ấy mà Giáo hội cho chúng ta lắng nghe lời kêu gọi của Chúa Giêsu trong Tin mừng hôm nay. Qua thái độ phô trương công đức của các Biệt phái và luật sĩ, Chúa Giêsu nêu bật dung mạo của kẻ giả hình. Kẻ giả hình là người muốn đánh lừa người khác bằng các hành vi đạo đức. Họ tìm kiếm vinh dự mà lẽ ra chỉ thuộc về Thiên Chúa. Họ làm những động tác thờ phượng Thiên Chúa, nhưng thật ra chỉ tìm danh vọng và tư lợi. Tựu trung, giả hình là một hình thức tiếm vị Thiên Chúa. Dưới nhiều hình thức khác nhau, giả hình là một nọc độc dễ len lỏi vào tâm hồn người Kitô hữu. Khi con người thực thi những việc đạo đức cốt chỉ để tìm mình, thì lúc đó con người đang rơi vào thái độ giả hình.
Mùa Chay là mùa của hoán cải, là mùa của trở về. Trở về đối với người Kitô hữu chính là trở về với chân lý về con người. Con người đã được tạo dựng để sống cho Thiên Chúa. Chỉ khi nào con người sống trọn cho Thiên Chúa, con người thực sự tìm được chính mình. Chỉ khi nào con người bị tiêu hao vì Thiên Chúa, con người mới đạt được tầm vóc viên mãn của mình. Đó là định luật Chúa Giêsu đã đề ra cho các môn đệ Ngài khi nói: “Ai mất sự sống mình thì sẽ tìm lại được”.
Tìm kiếm và yêu mến chỉ một mình Thiên Chúa, đó là định hướng cơ bản của người Kitô hữu mà chúng ta được mời gọi để đeo đuổi và thực thi trong mùa chay này.

SUY NIỆM 2: Phục vụ đến cùng
Dạy người khác luôn tuân giữ điều này, thực hiện điều kia, lúc nào cũng dễ hơn chính mình tuân hành chúng. Người Việt chúng ta thường nói: “Chỉ tay năm ngón” để nói về những người chỉ biết ra lệnh cho kẻ khác, còn mình thì chẳng hề mó tay vào việc. Vào thời Chúa Giêsu, các kinh sư và những người Pharisiêu giả hình cũng sống theo cung cách này. Họ dạy người ta làm đủ điều, còn họ thì chẳng hề làm điều gì như lời họ dạy.
Ðoạn Tin Mừng trên đây gồm hai phần: phần đầu ghi lại những lời Chúa Giêsu nhận xét về các kinh sư và những người Pharisiêu; phần sau ghi lại những lời Chúa Giêsu dạy dỗ đám đông và các môn đệ.
Ở phần đầu, Chúa Giêsu chỉ trích thái độ nói một đàng làm một nẻo của các kinh sư và những người Pharisiêu. Họ là những người có vai vế trong đạo. Họ nghiên cứu lề luật, giảng dạy lề luật, bảo vệ lề luật. Nhìn từ bên ngoài thì họ là những nhân vật đáng kính, học cao, biết nhiều, dáng vẻ nghiêm trang, đạo mạo, y phục chỉnh tề, đi đâu họ cũng ngồi chỗ quan trọng, đến đâu họ cũng chiếm vị trí ưu tiên. Ấy thế mà buồn thay, họ chỉ được cái vỏ xanh tốt bên ngoài, còn bên trong thì lại cằn cỗi khô héo. Chúa Giêsu không phủ nhận vai vế của các kinh sư và những người Pharisiêu trong dân. Chúa khuyên dân chúng hãy tuân giữ những gì họ giảng dạy. Nhưng bởi họ dạy mà không làm những gì mình dạy nên Chúa Giêsu cảnh giác dân chúng đừng làm theo những gì họ làm.
Sau khi nêu rõ những thói tật của các kinh sư và những người Pharisiêu, Chúa Giêsu chuyển sang phần giáo huấn cụ thể cho dân chúng và các môn đệ. Ở phần này khi nói: “Các con đừng gọi ai là cha, cũng đừng để ai gọi mình là thầy hay là nhà lãnh đạo”, Chúa Giêsu đã dùng lối nói cường điệu để nhấn mạnh vai trò tuyệt đốì của Cha và của chính Ngài. Khi giảng dạy như thế, Ngài không có ý phủ nhận vai trò của cha mẹ hay của thầy dạy hoặc của người lãnh đạo trên trần gian, mà Ngài chỉ muốn người ta đừng tuyệt đối hóa những vai trò đó, đến độ đặt ngang hàng hoặc cao hơn Thiên Chúa. Chỉ có Chúa Cha mới là Ðấng sinh thành tối cao và chỉ có Chúa Kitô mới là Ðấng giáo hóa tối thượng, còn tất cả mọi người đều là anh chị em bình đẳng với nhau. Ở đây, chúng ta gặp được một quan niệm rất quen thuộc của tư tưởng Á đông: tứ hải giai huynh đệ, người trong bốn bể đều là anh em, mà đã là anh em thì không còn lên mặt lên mày, không còn tranh chấp ghế cao ghế thấp làm gì nữa. Ðã là anh em thì yêu thương phục vụ là chuyện đương nhiên phải làm: “Trong các con, ai là người làm lớn hơn cả phải là người phục vụ anh em. Ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống thì sẽ được tôn lên.”
Thời các kinh sư và những người Pharisiêu đã qua từ lâu, nhưng não trạng ăn trên ngồi trước, chỉ tay năm ngón vẫn luôn tồn tại trong bản tính đã bị hư hoại của con người. Xét mình cho kỹ, chúng ta thấy đã không thiếu những lần chúng ta đối xử với những người khác theo cách thế đáng buồn trên đây. Nếu Chúa Giêsu xuất hiện, chắc hẳn Ngài cũng nặng lời quở trách chúng ta như Ngài đã từng quở trách các kinh sư và những người Pharisiêu ngày xưa.
Lạy Chúa Giêsu, con vốn thích nói hơn thích làm, thích ra lệnh hơn là tuân lệnh, thích sai khiến hơn là vâng phục, thích vênh vang hơn là khiêm hạ. Con thật chẳng khác gì các kinh sư và những người Pharisiêu trong bài Tin Mừng hôm nay. Xin Chúa giúp con thay đổi cách nhìn, cách nghĩ, cách làm để con trở nên anh chị em đích thực của mọi người.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)


SUY NIỆM 3: Biệt phái và chúng ta.

Vậy những gì họ nói thì anh em hãy làm, hãy giữ; nhưng đừng theo hành động của họ mà làm, vì họ nói mà không làm. Họ bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta, nhưng chính họ thì lại không buồn động ngón tay vào. Họ làm mọi việc cốt để cho thiên hạ thấy. Quả vậy, họ đeo những hộp kinh thật lớn mang những tua áo thật dài. Họ ưa ngồi chỗ nhất trong đám tiệc, chiếm hàng ghế đầu trong hội đường, ưa được người ta chào hỏi ở những nơi công cộng và được thiên hạ gọi là: “Ráp-bi”
Phần anh em thì đừng để cho ai gọi mình là “Ráp-bi”, vì anh em chỉ có một Thầy; còn tất cả anh em đều là anh em với nhau. Anh em cũng đừng gọi ai dưới đất này là cha của anh em, vì anh em chỉ có một Cha là Cha trên trời. Anh em cũng đừng để ai gọi mình là người lãnh đạo, vì anh em chỉ có một người lãnh đạo là Đức Ki-tô. Trong anh em người lớn hơn cả, phải là người phục vụ anh em. Ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống; sẽ được tôn lên.(Mt. 23, 3-11)
1) Đức Giê-su cảnh giác các môn đệ và đánh động dân chúng hãy coi chừng những biệt phái và luật sĩ: “Họ ngồi trên tòa Môi-sê mà giảng dạy, vậy, những gì họ nói thì anh em hãy làm, hãy giữ. Nhưng đừng làm theo những hành động của họ, vì họ nói mà không làm”. Họ sống nghịch với giáo lý họ dạy. Họ không làm những điều mà họ buộc người ta làm. Những việc họ làm đều để khoe khoang và tìm danh vọng, nên vô ích trước mặt Thiên Chúa. Đức Giê-su đã vạch rõ cái thói phù phiếm giả hình công chính mà họ lợi dụng quyền thế để trình diễn những cái sai lầm, vô ích, dối trá, giả dạng trang trọng của họ. Chúng ngược lại với điều công chính chân thật mà Đức Giê-su rao giảng cho các môn đệ và cho tất cả các Ki-tô hữu. Người nhắc nhở chúng ta hãy kiểm điểm đời sống mình, hãy đề cao cảnh giác đừng đi theo vết chân của biệt phái. Đó là phương thế lành mạnh.
2) Mỗi tín hữu phải được Đức Giê-su dạy dỗ. Tất cả những ai lãnh trách nhiệm dìu dắt người khác, trước hết phải được Đức Giê-su dẫn dắt. Đoạn Tin mừng này của Chúa luôn luôn là lời mời gọi và là một lệnh truyền đối với Giáo hội. Thời nay người ta có thể tự hỏi: Lời cảnh giác của Chúa còn trong lương tri của chúng ta không? Bản văn này còn đánh động chúng ta không? lời kêu gọi khẩn thiết này có giúp chúng ta ăn năn trở về với đường công chính của Chúa không? Điều cốt yếu ở đây không phải chỉ dẹp bỏ những danh hiệu danh vọng, mà phải nhắm đào sâu lương tri nội tâm của môn đệ Đức Ki-tô, họ không được có một yêu sách nào cả. Không được tìm danh vọng nào cả, dù trong ý nghĩ.
3) Thà rằng tự dẹp bỏ gánh nặng của mình đi, còn hơn là nhận lấy với ước muốn được vinh dự, được xuất hiện vẻ vang, được chức nọ tước kia. Đức Giê-su thật tự do thoát khỏi những ham muốn con nít đó. Không màng chi tước vị nào cả. Người đã trở nên tôi tớ mọi người, giúp đỡ hầu hạ tất cả. Thật là Người cao cả.
Lạy Chúa, xin giải thoát con khỏi mọi vẻ quan trọng và sang trọng đó.

SUY NIỆM 4: NGÔN HÀNH THỐNG NHẤT (Mt 23,1-12)

Nói đến việc giữ chay, có lẽ bên Công Giáo giữ chay tương đối ít! Các tôn giáo khác họ giữ chay nhiều khi cả tháng, hay có người giữ chay cả cuộc đời!
Luật của chúng ta chỉ buộc giữ chay có hai ngày: Thứ Tư Lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh. Nhưng biết bao người đã so đo, tính toán thiệt hơn, coi việc giữ chay là chuyện nặng nề, mệt nhọc... Sống đạo như vậy là hình thức, là cái vỏ, còn trong thực tế không có gì cả! Chúng ta trung thành từng chi tiết nhỏ của luật, nhưng không hề có chút tâm tình hay có hồn trong đó!
Vì thế, nhiều người tham gia rất nhiều đoàn thể, lễ hội, nhưng điều quan trọng là sống bác ái, yêu thương, nhân hậu và công bằng thì họ lại không hề mảy may quan tâm!
Trong Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu vạch mặt chỉ tên những người Pharisêu giả hình. Họ thuộc hạng phô trương, hình thức, khoe mẽ. Họ giữ luật từng chi tiết, nhưng đời sống của họ thì không hề có chút tình thương nào cả! Ngài nói: “Họ bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta, nhưng chính họ thì lại không buồn động ngón tay vào;  họ làm mọi việc cốt để cho thiên hạ thấy. Họ đeo những hộp kinh thật lớn, mang những tua áo thật dài. Họ ưa ngồi cỗ nhất trong đám tiệc, chiếm hàng ghế đầu trong hội đường, ưa được người ta chào hỏi ở những nơi công cộng và được thiên hạ gọi là "ráp-bi". Và Đức Giêsu cảnh báo: “Trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải làm người phục vụ anh em. Ai tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống, sẽ được tôn lên”.
Chúng ta đang sống trong những tuần đầu của Mùa Chay, mỗi người Kitô hữu được mời gọi hãy hoán cải để nhận ra sự kiêu ngạo, khoe khoang, hình thức bấy lâu nay. Từ đó, hãy lo sám hối và xin ơn tha thứ của Thiên Chúa. Đồng thời biết khiêm tốn để Lời Chúa được thấm nhập vào trong tâm hồn của mình, ngõ hầu chúng ta sẽ trở thành người có Chúa và loan truyền Chúa cho anh chị em mình bằng chính đời sống khiêm tốn, phục vụ.
Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con được ơn khiêm tốn trong việc sống đạo, nhất là trong các mối tương quan với mọi người. Amen.
Ngọc Biển SSP