Thứ Tư, 9 tháng 1, 2019

Bản chất... khôn ngoan”—Nhưng khiêm nhường



1-3. Tại sao chúng ta có thể biết chắc là Đức Giê-hô-va khiêm nhường?
MỘT người cha muốn truyền thụ một bài học tối quan trọng cho đứa con nhỏ. Ông tha thiết muốn động đến lòng con. Vậy ông nên xử trí thế nào? Ông có nên đứng sừng sững trước mặt đứa trẻ như đe dọa và nói gay gắt không? Hay là ông cúi xuống ngang với con và nói bằng giọng ôn hòa, tha thiết? Chắc chắn một người cha khôn ngoan, khiêm nhường sẽ chọn cung cách ôn hòa.
2 Đức Giê-hô-va, Cha chúng ta, là Đấng như thế nào—ngạo mạn hay khiêm nhường, khắc nghiệt hay ôn hòa? Đức Giê-hô-va là Đấng thông hiểu mọi sự và khôn ngoan tuyệt đối. Song, bạn có nhận thấy rằng tri thức và trí thông minh không nhất thiết khiến người ta khiêm nhường không? Như Kinh Thánh nói, “sự hay-biết sanh kiêu-căng”. (1 Cô-rinh-tô 3:19; 8:1) Nhưng Đức Giê-hô-va “bản chất... khôn ngoan” lại cũng khiêm nhường. (Gióp 9:4, Trịnh Văn Căn) Điều này không có nghĩa Ngài ở địa vị thấp kém hoặc thiếu vẻ oai nghi, nhưng vì Ngài hoàn toàn không có tính kiêu ngạo. Tại sao thế?
3 Đức Giê-hô-va là thánh. Vì vậy tính kiêu ngạo, một nét tính gây ô uế, không có nơi Ngài. (Mác 7:20-22) Ngoài ra, hãy lưu ý lời nhà tiên tri Giê-rê-mi nói với Đức Giê-hô-va: “Chắc chắn linh hồn Ngài [chính Đức Giê-hô-va] sẽ nhớ đến và cúi xuống phía tôi”.* (Ca-thương 3:20, NW) Hãy tưởng tượng xem! Đức Giê-hô-va, Chúa Tối Thượng hoàn vũ, sẵn lòng “cúi xuống”, tức hạ mình ngang hàng với Giê-rê-mi, để quan tâm đến con người bất toàn đó. (Thi-thiên 113:7) Đúng, Đức Giê-hô-va khiêm nhường. Nhưng tính khiêm nhường của Đức Chúa Trời bao hàm điều gì? Đức tính này liên quan thế nào với sự khôn ngoan? Và tại sao nó quan trọng đối với chúng ta?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét